3 phương pháp khích lệ nhân viên hiệu quả nhưng ít sếp làm được
Muốn đảm bảo thành tích của nhân viên và sự phát triển của doanh nghiệp, người lãnh đạo cần có những phương pháp khích lệ cần thiết đối với nhân viên. Khích lệ có thể coi là liều thuốc kích thích để đẩy nhanh tốc độ và hiệu suất lao động. Có ba phương pháp khích lệ:
Phép khích lệ kiểu răn dạy
Có một số lãnh đạo rất thích tỏ ra mình là người nghiêm khắc, lấy phương pháp răn dạy để đôn đốc, quản lý nhân viên. Lý do để nhiều lãnh đạo ủng hộ phương pháp răn dạy này là họ tin rằng mục đích chủ yếu của việc sử dụng phương pháp răn dạy tạo ra nỗi sợ hãi trong tâm lý của nhân viên không phải để đe dọa hay kỷ luật mà là để nhắc nhở, cảnh tỉnh, đốc thúc người bị phạt tôn trọng nội quy, quy định, từ đó sẽ làm tăng ý chí của họ. Do đó, chỉ cần tuân thủ năm nguyên tắc sau trong quá trình thực hiện thì phương pháp đe dọa cũng có thể coi là phương pháp khích lệ hữu dụng.
Nguyên tắc báo trước: Phải công bố rõ ràng những hành vi nào không được phép và người vi phạm sẽ phải chịu những hình thức kỷ luật nào nếu vi phạm.
Nguyên tắc kỷ luật kịp thời: Khi phát hiện ra hành vi vi phạm kỷ luật phải lập tức điều tra và đưa ra quyết định xử phạt rõ ràng.
Nguyên tắc công bằng: Đối với những hành vi vi phạm kỷ luật giống nhau thì cần tránh việc xử phạt với mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Nguyên tắc giữ thể diện: Việc kỷ luật, phê bình cần tránh diễn ra trước tập thể nhằm giữ thể diện cho người bị phạt.
Nguyên tắc giới hạn hợp lý: Xử phạt có mức độ, không để cho người bị phạt rơi vào tình trạng khủng hoảng, bất an trong thời gian dài.
Tuy vậy, một số lãnh đạo gần đây bắt đầu do dự trước việc sử dụng phương pháp răn đe, thậm chí, có một số người đã bắt đầu suy nghĩ, tìm kiếm đáp án cho câu hỏi “Liệu có phương thức khích lệ hợp lý nào khác không?”. Nhiều ví dụ thực tế cho thấy, phương pháp khích lệ kiểu đe dọa thường chỉ đạt được hiệu quả trong thời gian ngắn mà thôi.
Chúng tôi là chuyên trang về tư vấn tìm việc làm và tuyển nhân viên giỏi cho các công ty, hãy đến với chúng tôi để tìm việc làm thêm hay muốn đăng tin tuyển dụng
Phương pháp khích lệ kiểu thu hút
Nếu so sánh phương pháp xử phạt với cái roi để bắt con lừa cất bước thì phương pháp thu hút lại là củ cà rốt để dụ con lừa kéo xe. Mỗi người lãnh đạo đều nhận được đặc quyền từ cấp trên của mình, nên trong phạm vi quyền hạn của mình, họ có thể sử dụng tiền bạc và những thứ thay thế (tiền thưởng, lợi nhuận, thăng chức, tăng lương) để làm công cụ khích lệ nhân viên cấp dưới.
Tuy nhiên, nếu cấp dưới là những người có thu nhập cao thì tiền bạc chưa chắc là công cụ khích lệ tốt nhất. Bạn cần cho họ những thứ họ cần (như công việc có ý nghĩa, sự quan tâm, tôn trọng, môi trường làm việc thoải mái…). Mỗi người đều có mối quan tâm riêng, nên nếu chỉ dựa vào tiền bạc thì không đủ để kích thích hết mức động cơ làm việc của họ. Tiền bạc vẫn cần được kết hợp với những thứ có tác dụng kích thích động cơ làm việc khác mới có thể đạt được hiệu quả khích lệ cao nhất.
Xem Thêm: Top 6 kỹ năng cần có để thăng tiến nhanh chóng ở công ty Nhật Bản
Tiền bạc có thể sai khiến được cả quỷ thần, nhưng uy lực của đồng tiền vẫn có những hạn chế nhất định. Chỉ dựa vào đồng tiền thì không thể khơi dậy tinh thần làm việc của nhân viên. Đa số sau khi đã đạt đến một mức thu nhập nhất định người ta sẽ theo đuổi những nhu cầu về phương diện khác, đối với họ, những thứ đó còn có giá trị hơn tiền bạc.
Phương pháp khích lệ bằng tiền bạc không phải là viên linh đan vạn năng duy nhất kích thích lòng nhiệt tình, ý chí nhiệt huyết của nhân viên, vậy có phải là có phương pháp khích lệ tốt hơn đáng để chúng ta vận dụng hay không?
Phép khích lệ bằng “nhân tính”
Càng ngày càng có nhiều chuyên gia đồng ý quan điểm rằng chỉ dựa vào nhân tố tiền bạc thì không đủ để kích thích động cơ làm việc, đồng thời họ có một niềm tin vững chắc rằng, tiền bạc nếu sử dụng đồng thời với tình cảm, thì sẽ có thể đạt được hiệu quả khích lệ cao nhất.
Con người ta ngoài nhu cầu về tiền bạc, thì thứ họ muốn đạt được là cảm giác cho rằng bản thân mình rất quan trọng. Do đó, nếu ai có thể đáp ứng được nhu cầu lớn lao trong sâu thẳm nội tâm của người khác thì người đó sẽ là chuyên gia khích lệ giỏi nhất.
Bốn kỹ xảo trong phép khích lệ bằng “nhân tính” bao gồm:
– Tin tưởng nhân viên.
– Tôn trọng nhân viên.
– Quan tâm đến nhân viên.
– Tán thưởng nhân viên.
Bất kỳ thời điểm nào, bạn cũng cần để cho đối tác, nhân viên dưới quyền của mình hiểu một điều, bạn rất tín nhiệm, tôn trọng và quan tâm đến họ, đồng thời phải cho họ thấy được điều đó. Việc này sẽ đảm bảo cho bạn trở thành một người lãnh đạo được mọi người ngưỡng mộ, yêu quý.
Không có bất kỳ thứ gì có sức mạnh hơn một tập thể cùng đồng lòng hướng về mục tiêu của cá nhân lẫn mục tiêu của tổ chức. Nếu như bạn ủng hộ, công nhận quan điểm này thì bạn cũng là một chuyên gia khích lệ được cấp dưới rất yêu mến.
Leave a Reply