Kinh nghiệm vàng thuê nhà trọ dành cho các tân sinh viên
Dưới đây là những kinh nghiệm thuê nhà trọ nhất định các bạn tân sinh viên không được bỏ qua để tránh bị mắc bẫy “cò” hoặc bị chủ nhà gạt.
1. Xác định khu vực thuê trọ
Ngay từ lúc nhận giấy báo nhập học, các bạn tân sinh viên đều đã biết địa chỉ của trường mình. Kinh nghiệm thuê nhà trọ là tùy thuộc vào vị trí của trường để xem xét sao cho phù hợp.
Đối với những bạn chưa rành đường đi thì tốt nhất nên thuê phòng trọ gần trường hoặc chỉ cách trường 1-2 km để tiết kiệm thời gian cũng như công sức đi lại. Vì thông thường các bạn tân sinh viên sẽ di chuyển bằng xe buýt hoặc xe đạp. Đối với những bạn thường xuyên lên thư viện hoặc tham gia các câu lạc bộ thì càng nên chọn nhà trọ gần trường vì giờ giấc hoạt động của xe buýt cũng có nhiều hạn chế.
Nhiều trường đại học nằm ở trung tâm thành phố, giá cả thuê trọ rất đắt đỏ, bạn có thể tìm đến những quận/huyện lân cận để thuê với mức giá rẻ hơn. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thật kỹ về phương tiện đi lại, khoảng cách từ khu vực trọ tới trường. Ưu tiên số một vẫn là đảm bảo thuận tiện di chuyển, có nhiều sự lựa chọn phương tiện đi lại.
Bạn là nhà đầu tư bất động sản muốn đầu tư vào các dự án bất động sản nước ngoài thì hãy chọn dự án thành phố xanh forest city malaysia. Dự án forest city với nhiều chính sách ưu đãi cho người Việt, dự án forest city sẽ trở thành nơi đáng sống nhất thế giới trong tương lai
2. Tra cứu thông tin
Sau khi đã khoanh vùng được khu vực nên thuê, các bạn nên tiến hành khảo sát giá cả. Nên cân nhắc tìm phòng trọ dựa vào số tiền mà các bạn có hàng tháng. Đừng quên, tiền trợ cấp của bố mẹ còn dùng vào rất nhiều việc khác như phí điện nước, sinh hoạt, tiền ăn,… Hãy cẩn thận với những chiêu trò lừa đảo của những kẻ xấu lợi dụng tâm lý muốn tìm phòng rẻ của sinh viên để trục lợi.
Các bạn nên tra cứu trên mạng những từ khóa như: phòng trọ giá rẻ cho sinh viên quận X, tìm phòng trọ Hà Nội/ TP HCM, kinh nghiệm thuê nhà trọ,… những thông tin của một số trang web lớn, uy tín sẽ giúp cho các bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và dễ dàng tìm được phòng trọ phù hợp. Đồng thời, đây cũng là cách khảo sát mức giá mặt bằng chung của khu vực đó, để không bị chủ nhà hét giá.
Xem Thêm: Top 7 dự án bất động sản tốt nhất ở Chembur, Mumbai
3. Nghiên cứu kỹ thông tin và kiểm tra thực tế
Để tiết kiệm thời gian, các bạn nên đọc kỹ thông tin về giá cả, thời gian quy định đi về, giá điện nước và những quy định khác của khu trọ. Trường hợp trên quảng cáo không ghi rõ những điều trên, bạn nên gọi điện trực tiếp cho chủ nhà để biết thêm thông tin chi tiết. Nếu cảm thấy phù hợp với mong muốn và nhu cầu của bản thân, đừng quên hẹn lịch để xem nhà sớm nhất có thể, vì những căn phòng trọ tốt thường cho thuê rất nhanh.
Khi đến xem phòng, kinh nghiệm thuê nhà trọ của nhiều bạn là kiểm tra thật kỹ mọi yếu tố của khu nhà. Chất lượng xây dựng của phòng trọ đó như thế nào? Tường có bị nứt hay cũ quá hay không? Nhà vệ sinh có bị hư hỏng gì không (rò rỉ nước, van nước, hệ thống xả nước,…)? Hệ thống điện trong phòng có sử dụng được không?… Nếu có bất kỳ hỏng hóc hoặc vấn đề gì chưa ưng ý, hãy báo lại với chủ nhà và đề nghị họ sửa chữa trước khi bạn dọn vào ở.
Lưu ý đặc biệt, các bạn không nên thuê phòng trọ gần những nơi ồn ào như quán nhậu, quán karaoke,… vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và học tập. Đối với những bạn sinh viên đi làm thêm thường xuyên về trễ hoặc với các bạn sinh viên nữ, không nên thuê những phòng trọ nằm sâu trong hẻm hoặc phải đi qua đường vắng, đất trống hoang vu,…
Để biết rõ hơn, các bạn nên khéo léo hỏi thăm người đang ở thông tin của dãy nhà trọ và chủ nhà như thế nào? Đã từng có những vụ việc như: đánh nhau hoặc trộm cắp,… hay chưa? Nếu như khu nhà trọ có nhiều người chuyển đi thì chứng tỏ chủ nhà có vấn đề hoặc chất lượng nhà trọ thấp.
4. Kiểm tra kỹ trước khi ký hợp đồng
Nhiều sinh viên khi thuê nhà trọ thường không làm hợp đồng, tuy nhiên điều này sẽ là rủi ro rất lớn, ảnh hưởng tới quyền lợi của người thuê trọ khi có vấn đề phát sinh. Theo kinh nghiệm thuê nhà trọ của nhiều người, bạn nên đề cập đến vấn đề đặt cọc tiền thuê phòng trọ trong hợp đồng, trường hợp chuyển nhà trước thời gian quy định thì giải quyết số tiền cọc như thế nào? Và thời gian trả tiền phòng là mỗi tháng hay đóng 1 lúc 3 tháng. Các khoản phí như: phí Internet, điện nước,… cũng phải ghi cụ thể vào hợp đồng.
Không có một mức quy định bắt buộc cho việc đặt cọc tiền thuê nhà, nhưng thông thường số tiền đặt cọc bằng giá trị của 1-2 tháng tiền thuê. Trường hợp tiền đặt cọc quá cao các bạn cũng phải lưu ý. Trước khi chuyển vào phòng các bạn cũng nên kiểm tra hiện trạng của những cơ sở vật chất bên trong và cẩn thận có biên bản ghi rõ hiện trạng để tránh bị chủ nhà bắt đền oan. Số điện, số nước tính từ ngày đầu chuyển đến cũng cần được ghi lại rõ ràng.
Leave a Reply