Trung Quốc phá giá nhân dân tệ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?

Liên tiếp trong ba ngày (từ 11 – 13/8), đã nâng tỷ giá đồng (NDT-CNY) lên tổng cộng gần 5%. Đây là đợt đồng mạnh nhất trong một thập kỷ qua và hiện đang ở mức cao nhất kể từ giữa năm 2011 đến nay.
Nhân dân tệ phá giá ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
Quyết định này ngay lập tức tác động mạnh tới thị trường tiền tệ và chứng khoán châu Á cũng như toàn thế giới. Hầu hết các chuyên gia đều bày tỏ lo lắng việc Trung Quốc phá giá sẽ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu và gây nên một cuộc “chiến tranh tiền tệ”. Vậy việc phá giá này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
Tại sao NDT bị phá giá?
Trong suốt 2 tháng qua, chứng khoán trung quốc đã có sự sụt giảm chưa từng có và Chính phủ nước này đã thực hiện một loạt biện pháp để ngăn chặn sự sụt giảm của thị trường. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia cho rằng những giải pháp “hành chính” này sớm muốn cũng sẽ để lại hậu quả năng nề cho nền kinh tế nước này. Thực tế, kinh tế Trung Quốc trong Quý 2/2015 chỉ còn tăng trưởng 7%, mức tăng chậm nhất trong 6 năm qua.
Việc NH Nhân dân Trung Quốc (PBoC) phá giá được nhiều người tiên liệu trước đó nhưng vẫn gây không ít bất ngờ cho giới phân tích. Xuất khẩu của nước này đang sụt giảm mạnh và công suất các nhà máy trong nước đang dư thừa lớn.
Trong 7 tháng đầu năm 2015, hàng từ Trung Quốc xuất khẩu sang Liên minh châu Âu đã giảm 12,3%, xuất khẩu sang Mỹ giảm 1,3% (lần đầu tiên từ tháng 3) và xuất khẩu sang Nhật giảm 13%. Trong khi đó, mức nhập khẩu cũng giảm 8,1% so với tháng 7/2014. Trong vòng 4 quý qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm 300 tỷ USD.
Việc NDT phá giá cũng là một điều dễ hiểu. So với các đồng tiền khác thì NDT vẫn là đồng tiền tương đối ổn định và việc lên giá 5% không thực sự lớn. So với hầu hết đồng tiền khác trên thế giới thì mức biến động này rất thấp và NDT vẫn là đồng tiền mất giá ít nhất trong thời gian qua. Tuy nhiên, sở dĩ thị trường chứng khoán và dư luận thế giới “dậy sóng” là do người ta nhìn nhận đàng sau việc NDT bị phá giá.
Đằng sau động thái phá giá của Trung Quốc là một biểu hiệu cho thấy nền kinh tế nước này đang gặp khó khăn. Những biện pháp Chính phủ nước này “cứu thị trường chứng khoán” và kinh tế được nhiều chuyên gia đánh giá là rủi ro và khó mang lại hiệu quả thực sự. Bên cạnh đó họ cũng lo ngại những chính sách của Trung Quốc rất khó lường và sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
Đối với Việt Nam thì việc NDT mất giá sẽ ảnh hưởng không nhỏ bởi đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Không chỉ có vậy Trung Quốc cũng là nước mà Việt Nam có nhập siêu lớn nhất. Chỉ riêng trong 7 tháng đầu năm 2015 Việt Nam đã nhập khẩu từ Trung Quốc 28,8 tỷ USD nhưng chỉ xuất khẩu được 9,3 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc gần 20 tỷ USD. Hiện tại Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc.
Động thái phá giá NDT cho thấy nước này quyết tâm xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề dư thừa công suất của mình. Trong đó, Việt Nam là quốc gia đầu tiên phải chịu sự “tấn công” của hàng hóa Trung Quốc.
Việc NHNN nâng biên độ tỷ giá lên thêm +/-2% cho thấy Việt Nam đang rất lo ngại trước việc NDT bị phá giá. Đây được xem là một phản ứng kịp thời nhưng nhiều chuyên gia đánh giá động thái vẫn chưa đủ. Có thể tiền đồng có thể phải còn mất giá thêm 2-3% nữa mới có thể thiết lập được cân bằng.
Nhìn nhận một cách khách quan thì đối với hàng Trung Quốc thì tỷ giá không phải là yếu tố quyết định. Thực tế thì từ đầu năm đến nay tiền đồng vẫn còn mất giá so với NDT. Tuy nhiên, động thái tiếp theo của Trung Quốc có thể là tăng cường xuất khẩu lao động, vốn sang Việt Nam thông qua việc cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng… Hàng hóa Trung Quốc cũng có thể sẽ tràn sang Việt Nam nhiều hơn và nhập siêu sẽ còn trầm trọng hơn.

Hồ Phương

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Bất Động Sản Số – Bất Động Sản – Nhà Đất Số – Tin Bất Động Sản