Bỗng dưng thoát “án vượt rào”

Bỗng dưng thoát “án vượt rào”

Trong hệ thống đến thời điểm giữa năm 2015 vẫn còn nhiều trường hợp sở hữu vượt quá giới hạn cho phép của NHNN quy định trong Luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên được biết các trường hợp này đều được NHNN cho lộ trình để thoái vốn do việc sở hữu quá quy định phát sinh trước khi Luật các TCTD có hiệu lực.

Trường hợp ở Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) là một điển hình. Hết năm 2012, chủ tịch HĐQT của ngân hàng là bà Trần Thị Thoảng nắm giữ 5,2% vốn của ngân hàng trong khi bà Thái Hương, phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc sở hữu gần 7% vốn. Theo quy định của luật các TCTD thì mỗi cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn của một ngân hàng. Và cả hai trường hợp này đều phải giảm tỷ lệ sở hữu.

Tuy nhiên, chủ tịch BacABank đã thoát được “án vượt rào sở hữu” khi BacABank được trong năm 2013 từ 3.000 tỷ đồng lên 3.700 tỷ đồng, và tháng 8/2015 tiếp tục lên 4.400 tỷ đồng.

Nếu như cuối 2014, tỷ lệ sở hữu của bà Trần Thị Thoảng được pha loãng, giảm còn 4,36% – ở mức an toàn theo quy định, của bà Thái Hương giảm từ 7% về 5,8%, thì đến nay, sau khi vốn lên 4.400 tỷ, mức sở hữu của hai vị lãnh đạo cao nhất BacABank đã về mức an toàn. Hiện tại, bà Thoảng chỉ còn giữ 3,5% vốn BacABank và tỷ lệ sở hữu của bà Thái Hương là 4,77%.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MaritimeBank) được “nhận quà” từ Ngân hàng TMCP Mê Kông (MDB) là hơn 22 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) sau khi MDB sáp nhập vào MaritimeBank.

Với hơn 22 triệu cổ phiếu tăng thêm kể từ ngày 20/8/2015, MaritimeBank sở hữu tổng cộng gần 140 triệu cổ phiếu MBB, tương đương tỷ lệ sở hữu 12,06% vốn của Ngân hàng Quân đội. Theo quy định, ngân hàng và công ty con chỉ được sở hữu tối đa 11% ở TCTD khác.

Tuy nhiên, ngày 20/9 vừa qua, MB đã chào bán riêng lẻ thành công hơn 390 triệu cổ phiếu, thu về khoản tiền khổng lồ 4.286 tỷ đồng, đồng nghĩa với nguồn vốn điều lệ được tăng thêm và đạt xấp xỉ 16.000 tỷ đồng.

Trong đợt bán cổ phiếu này, MaritmeBank đã không mua thêm cổ phiếu nào, việc vốn tăng thêm khiến cho tỷ lệ sở hữu của MaritimeBank tại MB bị pha loãng, từ 12,06% xuống còn 8,84%.

Như vậy, từ tỷ lệ hơn 11% – vượt quá quy định, MaritimeBank cũng thoát án vượt rào sở hữu và đang ở mức an toàn ít nhất là ở thời điểm này. Nhưng theo quy định tại thì MaritimeBank sẽ phải tiếp tục giảm sở hữu ở MB xuống còn tối đa 5% vào cuối năm nay, ngoại trừ ngân hàng được NHNN cho áp dụng cơ chế khác.

Cùng với MartimeBank, sở hữu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VietcomBank) ở MB cũng được pha loãng đáng kể, từ mức 9,6% về còn 7,16%. Vietcombank không sở hữu quá mức cho phép, nhưng nhà băng này cũng sẽ phải thoái vốn tại MB theo lộ trình quy định của Thông tư 36.

Tới đây, một số trường hợp cũng được giảm tỷ lệ sở hữu đáng kể ở ngân hàng khác khi các ngân hàng đó tăng vốn điều lệ. Chẳng hạn như trường hợp của Eximbank ở Sacombank, hiện đang sở hữu hơn 9,4% vốn Sacombank, nhưng khi SouthernBank sáp nhập vào Sacombank, vốn điều lệ nâng lên 18.854 tỷ đồng, từ mức 12. 245 tỷ hiện tại, thì tỷ lệ sở hữu của Eximbank ở Sacombank chỉ còn 6,4%.

Hay trường hợp của OCB nếu tăng vốn thành công theo lộ trình trong năm nay, từ 3.547 tỷ đồng lên 4.500 tỷ đồng, thì tỷ lệ sở hữu của Vietcombank ở ngân hàng này (hiện là 5,07%) cũng sẽ giảm mạnh về mức an toàn theo quy định tại thông tư 36, khi chỉ còn nắm xấp xỉ 4% vốn OCB.

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Bất Động Sản Số – Bất Động Sản – Nhà Đất Số – Tin Bất Động Sản