7 triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư miệng không biết
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng… Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá… Đặc biệt, các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư miệng thường dễ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu thông thường trong cuộc sống. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về 7 triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư miệng và chủ động đi khám nếu mắc phải bất kỳ dấu hiệu nào sau đây.
Vết loét miệng sưng lâu khỏi
Nếu vết loét miệng của bạn có cảm giác nóng rát, sưng quá 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán kỹ hơn về tình trạng bệnh của mình. Bởi đây là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư miệng.
Nổi cục u ở cổ và trong miệng
Những cục u nổi lên không rõ lý do ở cổ, hay trong miệng của bạn cũng là một dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Đặc biệt, nếu cục u mãi không biến mất thì bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Khó nuốt khi ăn
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là cảm giác khó nuốt và khi nuốt thức ăn vào thấy có hiện tượng đau rát, ê ẩm… trong cổ họng.
Thay đổi bất thường ở giọng nói
Giọng nói của bạn đột nhiên có sự thay đổi như khàn giọng, mất giọng, không thể nói to được, hay giọng nói bị thay đổi… cũng là một dấu hiệu bệnh cần lưu ý.
Chảy máu bên trong miệng
Do khối u phát triển trong khoang miệng khi tiếp xúc nhẹ sẽ gây ra tình trạng chảy máu. Vậy nên, nếu thấy có dấu hiệu chảy máu bên trong khoang miệng, đi kèm cùng cảm giác tê nhức thì bạn nên chủ động đi khám sớm.
Rụng răng
Một số triệu chứng về răng như rụng một hoặc nhiều chiếc răng không rõ nguyên nhân, hay lỗ chân răng hở, không liền lại được… cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư miệng.
Khó cử động hàm
Khi bạn phát hiện thấy phần xương hàm sưng to và trở nên cứng hơn bình thường, đôi khi còn gây trở ngại trong quá trình nhai thức ăn thì nên chủ động đi khám để được chẩn đoán kỹ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.
Leave a Reply